#CANHBAO #dangbaodong - Ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động

Đăng bởi Home Center VN vào lúc 28/05/2023

Rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 4 thập kỷ

 theo báo mạng của tác giả Hà Anh (t.h)

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra báo cáo cảnh báo tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng trên thế giới, theo đó sử dụng nhựa sẽ tăng gần gấp 3 lần trong vòng chưa đến 4 thập kỷ.

Rác thải nhựa trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 4 thập kỷ

Theo báo cáo của OECD, lượng sản phẩm nhựa được sản xuất dựa vào nguyên liệu hóa thạch hàng năm trên thế giới dự kiến sẽ vượt 1,2 tỷ tấn vào năm 2060 và rác thải sẽ vượt mức 1 tỷ tấn. Ngay cả khi hành động tích cực để giảm nhu cầu đối với sản phẩm nhựa và cải thiện hiệu quả sử dụng, sản xuất đồ nhựa cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 40 năm. Tuy nhiên, OECD cho rằng các chính sách phối hợp toàn cầu có thể giúp tăng mạnh tỷ lệ rác thải nhựa có thể tái chế trong tương lai từ 12% lên 40%.

Ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động

Trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Cùng với đó, lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơn gấp đôi, lên 353 triệu tấn.

Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường.

Đại dịch Covid-19 đã chứng kiến việc sử dụng sản phẩm nhựa trong năm 2020 giảm 2,2% so năm trước đó. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần lại tăng lên và việc sử dụng đồ nhựa nói chung dự kiến cũng sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động trên thế giới. Thâm nhập đến cả những nơi hoang sơ và hẻo lánh nhất trên hành tinh, những hạt vi nhựa đã được phát hiện trong bụng cá ở nơi sâu nhất của đại dương, hoặc mắc kẹt bên trong những tảng băng ở Bắc Cực. Các mẩu nhựa được cho là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 động vật có vú dưới biển chết mỗi năm.

Thách thức lớn về môi trường của thế kỷ 21

Người đứng đầu OECD, ông Mathias Cormann nhấn mạnh: "Ô nhiễm nhựa là một trong những thách thức lớn về môi trường của thế kỷ 21, gây tác hại trên diện rộng đối với các hệ sinh thái và sức khỏe con người".

Từ những năm 1950, khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, trong đó hơn 60% đã được chôn lấp, được đốt, hoặc đổ xuống sông và biển. Khoảng 460 triệu tấn nhựa được sử dụng trong năm 2019, gấp đôi so với 20 năm trước đó. Lượng rác thải nhựa cũng tăng gần gấp đôi, vượt 350 triệu tấn, trong đó chỉ gần 10% được tái chế.

OECD đã đề xuất một loạt biện pháp giúp giải quyết vấn đề trong đó có phát triển thị trường nhựa tái chế vốn chỉ chiếm 6% hiện nay vì phần lớn các sản phẩm từ nhựa tái chế thường có giá thành cao hơn.

Trong khi đó, các công nghệ mới liên quan việc giảm ô nhiễm môi trường của nhựa cũng chỉ chiếm 1,2% tất cả những công nghệ liên quan đến nhựa.

OECD kêu gọi thiết lập những chính sách hạn chế việc sử dụng nhựa nói chung, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng quản lý rác thải cơ bản, trong đó cần đầu tư 25 tỷ euro mỗi năm vào những nỗ lực ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Theo OECD, cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, sản xuất đồ nhựa sẽ tăng. Tuy nhiên, các chính sách xử lý rác thải có thể tạo sự khác biệt lớn.

Hiện nay gần 100 triệu tấn rác thải nhựa chưa được quản lý hoặc được cho phép thải ra môi trường. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060. Báo cáo kết luận: "Các nỗ lực phối hợp và tham vọng trên toàn cầu có thể loại bỏ hầu hết ô nhiễm nhựa vào năm 2060".

Đầu năm nay, Liên Hợp quốc đã khởi động một tiến trình phát triển một hiệp ước mang tính ràng buộc quốc tế nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa.

Theo OECD, cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, sản xuất đồ nhựa sẽ tăng. Tuy nhiên, các chính sách xử lý rác thải có thể tạo sự khác biệt lớn. Hiện nay gần 100 triệu tấn rác thải nhựa chưa được quản lý hoặc được cho phép thải ra môi trường. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060.

 

GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

theo bài viết của Talaki

Thuỷ tinh - cách chọn và sử dụng an toàn

  Từ lâu, thuỷ tinh là một chất liệu đã trở nên quen thuộc và gắn bó với nhiều gia đình. Những vật dụng nhà bếp như ly, chén hay những món đồ trang trí khác được chúng ta sử dụng mỗi ngày, chúng còn được gửi đi như những món quà tặng mang tính trang trọng.

 

 

  Từ lâu, thuỷ tinh là một chất liệu đã trở nên quen thuộc và gắn bó với nhiều gia đình. Những vật dụng nhà bếp như ly, chén hay những món đồ trang trí khác được chúng ta sử dụng mỗi ngày, chúng còn được gửi đi như những món quà tặng mang tính trang trọng.

Dụng cụ nhà bếp bằng thuỷ tinh nhiều màu sắc

 

Quen thuộc là vậy nhưng thật sự mỗi người chúng ta có thật sự biết cách chọn và sử dụng những sản phẩm thuỷ tinh an toàn và đúng cách chưa?

 

 CHÌ LÀ GÌ?

Chì là một kim loại mềm có màu xám, khi kết hợp với một số hợp chất khác sẽ tạo ra nhiều màu sắc rất đẹp, được dùng phổ biến trong pha sơn, tạo màu thủy tinh và đồ gốm…

 

Kim loại chì

 

 LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA NHẦM LẪN TRONG CHỌN LỰA?

Dạo quanh các điểm bày bán mặt hàng thuỷ tinh, chúng ta sẽ thấy vô số mẫu mã, kiểu dáng cũng như giá tiền từ rẻ tới mắc nhưng có mấy ai quan tâm đến chất lượng của nó.

- Thuỷ tinh có chì sẽ trong suốt hơn, lấp lánh hơn. Đặc biệt đối với những loại thủy tinh muốn khắc hoa văn sặc sỡ thì càng phải sử dụng nhiều chì để tăng độ màu.

- Thuỷ tinh chứa nhiều chì khi gõ vào thường có âm thanh rất vang, kích thích người mua trong khi những sản phẩm thuỷ tinh nguyên chất thì lại không tạo được âm thanh đó.

 

 Các sản phẩm thuỷ tinh của Trung Quốc tuy đẹp về hình dáng, bắt mắt về màu sắc, giá thành thấp nhưng có thể gây hại đến sức khoẻ nghiêm trọng.

 

 THUỶ TINH NHIỄM CHÌ NGUY HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Sau nhiều đợt kiểm tra, các mẫu thuỷ tinh kém chất lượng có chứa hàm lượng độc tố chì (Pb), kim loại nặng Cadimi (Cd) cao gấp hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quy định. Thậm chí, một số mẫu còn chứa hàm lượng Cd vượt quá mức cho phép 600 lần, hàm lượng chì Pb vượt mức 4.000 lần.

 

 Tác hại của nhiễm độc chì

 

Nếu sử dụng lâu ngày, những độc tố này sẽ ngấm và thâm nhập vào các bộ phận của cơ thể, tích tụ trong xương, gây ảnh hưởng đến máu và hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn, nhiễm độc Cd lâu ngày có thể làm trẻ em còi xương, chậm phát triển còn người già có thể loãng xương, nặng hơn là tử vong.

 

 CÁCH CHỌN THUỶ TINH ĐÚNG CÁCH, AN TOÀN ?

Trên thị trường hiện bày bán muôn vàn sản phẩm nhưng theo thống kê, có hơn 80% trong số đó là hàng Trung Quốc, thậm chí chúng còn được dán tem nhập khẩu của các nước châu Âu. Vì vậy, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

- Không mua hàng giá rẻ, hàng trôi nổi.

- Mua hàng ở những nhà phân phối, cửa hàng uy tín.

- Kiểm tra các đặc điểm nhận diện, xuất sứ sản phẩm.

Thuỷ tinh là một chất liệu mang đến sự sang trọng cho ngôi nhà của chúng ta. Tuy nhiên, để tìm mua và sử dụng thuỷ tinh đúng cách, nhất là các sản phẩm nhà bếp, chúng ta cần phải cân nhắc kĩ lưỡng đến tính an toàn của nó để đảm bảo cho sức khoẻ của chính mình, của những người xung quanh.

 

Tags : duralex, talaki, thuỷ tinh, thuỷ tinh cường lực
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Cam kết chính hãng
Cam kết chính hãng

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng toàn quốc
Giao hàng toàn quốc

Giao hàng tận nơi

Chương trình giảm giá
Chương trình giảm giá

Tích lũy và tặng phiếu mua hàng.

Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến

Gọi ngay 0909545978 để được tư vấn

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)


zalo